You are currently browsing the monthly archive for Tháng Chín 2015.

(Giấy chứng nhận đăng ký Quyền tác giả số 378/2016/QTG)

Trong vật lý, người ta phân biệt tương tác điện tĩnh giữa hai điện tích theo định luật Coulomb và tương tác hấp dẫn giữa hai khối lượng theo định luật vạn vật hấp dẫn của Newton – là hai tương tác độc lập hoàn toàn với nhau, không có bất kỳ mối liên quan nào kể cả trong vật lý lượng tử hay cơ học tương đối tính. Tuy nhiên, đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm…

Để xem chi tiết, xin hãy nhấn vào link Mọt phat hien moi ve anh huong cua hap dan len tuong tác dien

(Giấy chứng nhận đăng ký Quyền tác giả số 378/2016/QTG)

Ý nghĩ tia sáng bị lệch do hấp dẫn có từ thời Newton khi ông coi ánh sáng là hạt có khối lượng và sau này Johann Georg von Soldner (1804) tính ra được góc lệch này. Có thể thấy, việc sử dụng cơ học Newton để giải bài toán này là không phù hợp vì photon không hề thay đổi tốc độ dưới tác động của lực hấp dẫn, tức là nó không hề bị gia tốc, cho dù nó vẫn có khối lượng.

Để xem chi tiết, xin hãy nhấn vào link Su lech huong cua hat photon qua nguon hap dan manhxem bài sau hiệu đính

(Giấy chứng nhận đăng ký Quyền tác giả số 378/2016/QTG)

Khi coi hai vật là các điểm chất đứng yên hoặc rơi tự do lên nhau, lực tương tác giữa chúng chỉ có một hướng xác định nên ngoại năng cơ và ngoại năng tổng đều chỉ có cùng chung một giá trị. Tuy nhiên, khi một trong hai vật không thể coi là điểm chất, ví dụ như Trái Đất với vật thể A trên bề mặt nó, lực tương tác giữa vật thể A với các phần tử cấu thành nên Trái Đất sẽ không theo cùng một hướng, dẫn đến một thực tế là cơ năng của nó chỉ là véc tơ tổng hợp của tất cả véc tơ cơ năng tương ứng với mỗi tương tác thành phần. Giá trị của véc tơ này sẽ nhỏ hơn tổng của modul của các véc tơ thành phần đó (là ngoại năng tổng của nó).

Để xem chi tiết, xin hãy nhấn vào link The nang hap dan cua vat the

(Giấy chứng nhận đăng ký Quyền tác giả số 378/2016/QTG)

Hố đen được cho rằng hình thành từ sự suy sụp hấp dẫn ở giai đoạn cuối của những ngôi sao có khối lượng lớn hơn 4÷5 lần khối lượng Mặt Trời. Việc bồi tụ vật chất của thiên hà vào các hố đen sau đó sẽ được diễn ra vô thời hạn để hình thành hố đen siêu khối lượng và dẫn đến kịch bản “cái chết nhiệt” của vũ trụ. Tuy nhiên, theo “Con đường mới của vật lý học”, vũ trụ là vô cùng, vô tận nên điều đó không thể xảy ra. Nhưng như vậy, điều gì ngăn cản quá trình bồi tụ của hố đen và hồi kết cho nó là gì? Câu trả lời nằm ở động lực học hố đen, đằng sau “chân trời sự kiện” – là một trong những câu hỏi thực sự chưa có lời giải của vật lý hiện đại.

Để xem chi tiết, xin hãy nhấn vào link Su tien hoa cua ho den