Dự Hội nghị Quốc tế về Vật lý (IMFP – 2005) nhân dịp kỷ niệm 100 năm thuyết tương đối của Einstein tại Kuala Lumpur (Malaysia), với báo cáo: “Nguyên lý tác động tối thiểu và cơ học lượng tử, (hãy bấm vào dòng chữ đậm để tải bài về), trong đó phủ định lưỡng tính sóng-hạt của các hạt cơ bản (được chấp nhận đăng trong IMFP Proceedings). Có thể xem thuyết trình trên PowerPoint tại đây: presentation IMFP


Tác giả đứng giữa, có dấu X màu đỏ trên vai phải (bấm vào để xem ảnh phóng to)

Tháng 8/2005, dự Hội nghị Khoa học vật lý Osaka-Hanoi 2005, tại Hà Nội với báo cáo: Ảnh hưởng của sự phân bố điện tích rời rạc lên đặc tính điện trường của tụ điện phẳng, qua đó, có thể thấy sự thiếu tin cậy rất lớn đối với các phép đo thông số quỹ đạo của hạt cơ bản khi phải sử dụng điện trường như trong camera Winson, buồng bọt, v.v.. Sai số hệ thống có khi có thể lên tới hàng chục %.

Tháng 8/2013, Dự Hội nghị quốc tế về Vật lý “Windows on the universe” nhân dịp Khai trương Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành tại Quy Nhơn (ICISE) với báo cáo Khám phá bản chất vật chất tối” trong đó khẳng định photon chính là “vật chất tối” mà giới vật lý đã truy tìm trong suốt hơn 80 năm qua. Có thể xem thuyết trình trên PowerPoint tại đây: discovering-the-nature-of the-dark-matter1,

DSC00115

Ảnh chụp với Sheldon Glashow, giải Nobel Vật lý 1979.

GroupICISE2013

Tác giả đứng thứ 2, hàng thứ hai, có dấu X màu đỏ trên vai phải

(bấm vào để xem ảnh phóng to)

DSC00170

Là tác giả của hai sản phẩm công nghệ được trao “Cup Giải thưởng Sản phẩm, Công nghệ xanh” (Giải nhất và Giải ba) tại Hội chợ triển lãm quốc tế lần thứ 6 “Năng lượng hiệu quả – Môi trường Hà nội 2014” (ENTECH HANOI 2014).

Trien-lam-2_1
(bấm vào để xem ảnh phóng to)

Ý TƯỞNG ĐỘNG CƠ PHOTON

Vũ Huy Toàn

Sinh năm: 1952

Tốt nghiệp đại học năm: 1976 tại Đại học Bách khoa Kiev, Ucrainna (Liên xô cũ)

Chuyên ngành: Đo lường điện, Khoa Tự động hóa.

1976 – 1987: Giáo viên Học viện Kỹ thuật Quân sự.

1987 – 1990: Làm luận án TS tại Đại học Bách khoa Kiev.

1991 – 1993: Giáo viên Học viện Kỹ thuật Quân sự.

1994 – 2007: Nghiên cứu viên chính, Giám đốc Trung tâm Công nghệ môi trường, UCE thuộc Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện KH & CNVN;

1995 – 2000: Kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm Tư vấn đầu tư, Công ty Trường An, Tổng công ty Hồ Tây; Ủy viên Hội đồng quản trị Công ty liên doanh công trình Miền Trung.

2007-2008: Giám đốc Trung tâm Thông tin-Dữ liệu, Ban Quản lý Làng văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam, Bộ Văn hoá.

2009 đến nay: Chuyên gia cao cấp, Công ty cổ phần CONINCO Máy xây dựng và Công trình công nghiệp.

2017 đến nay: Nhóm trưởng “Nhóm Nghiên cứu động cơ không nhiên liệu” trong đó đặc biệt là điện gió với hai sáng chế đã đăng ký Quốc tế PCT năm 2022 và đang trong quá trình xúc tiến đầu tư, kêu gọi vốn để triển khai ra thực tiễn.

Là tác giả các Bằng độc quyền sáng chế số 4195 (năm 2004 – xem chương trình Sáng Tạo Việt), số 9794 (năm 2011), số 11017 (năm 2013) và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 962 (năm 2012) do Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ KH & CN cấp.

Bang DQSC 4195
Bang dong co gio

.

Bắt đầu nghiên cứu Vật lý lý thuyết (nghiệp dư) từ năm 1972 đến nay; năm 1988, viết tiểu luận triết học phân tích các phạm trù cơ bản của triết học (để thi tối thiểu về triết học của nghiên cứu sinh), trên cơ sở đó, đã chuyển hướng nghiên cứu vật lý theo “phương pháp luận biện chứng duy vật triệt để”.

Lấy vợ năm 2000, có 2 con (2001, 2004).







(Bấm vào để xem ảnh phóng to)
IMG_5091

Xuân 2016

========================================================================

Một phút thư giãn

1-Câu chuyện giữa hai bố con (con trai 11 tuổi).

– Bố: – Trên mộ của Newton, người ta có tấm bia đề: Đất trời trong cơn tối tăm, mù mịt, Thượng đế hiện ra bảo rằng: Có Newton, tất cả sẽ sáng lạn. Sau này, khi Einstein mất, người ta bảo trên mộ của ông, cũng có tấm bia đề: Trời đất đang sáng sủa, Quỷ sứ hiện ra bảo rằng: Có Einstein, tất cả sẽ tối tăm, mù mịt.

– Con: – Thật thế hả bố?

– Bố (cười): – Chuyện với Newton là thật, còn với Einstein chỉ là tiếu lâm thôi.

– Con (cười hóm hỉnh): – Đất trời đang trong cơn tối tăm, mù mịt, ông Toàn “hiện ra” và bảo rằng: không có Thượng đế, cũng chẳng có Quỷ sứ, chỉ có CĐM, tất cả sẽ sáng lạn.

– Bố: Giỏi! Hổ phụ sinh hổ tử!

2- Mẩu chuyện về số phận long đong của TIEU LUAN TRIET HOC.

Trước khi trả thi tối thiểu môn triết học Mác-Lê, nghiên cứu sinh phải viết một tiểu luận, nếu không đạt sẽ không được thi. Vào năm 1988, tôi cũng hoàn thành tiểu luận của mình và đem nộp.

Đọc xong tiểu luận này, giáo viên hướng dẫn là PGS. TS. Sav-ghir cho người trả lại tôi kèm theo lời răn đe: “Hãy bảo với anh Toàn sửa lại, nếu không, sẽ cho điểm 2 và khỏi phải thi triết học luôn!”.

Tôi rất bức xúc và quyết định lên gặp GS. TSKH. Trưởng bộ môn Triết học, đưa cho ông bản thảo này đề nghị ông xem giúp. Ông nhận lời và hẹn gặp lại sau một tuần.

Đúng hẹn, tôi lên gặp ông. Hai thầy trò tranh luận kịch liệt suốt cả một buổi sáng. Cuối cùng, ông ấy tâm phục, khẩu phục thừa nhận rằng: “Chống anh tôi không thể, nhưng đồng ý hoàn toàn với anh thì tôi không có quyền”. Sau vài phút suy nghĩ, ông ấy thở dài: “Giá như ông Sav-ghir không cho điểm 2 thì tôi đã cho anh điểm 5 rồi! Thôi thì tôi cho điểm 4 vậy, nhưng khi nào thi triết học, anh báo cho tôi biết, tôi sẽ đến.”

Hôm tôi thi, ông ấy đến thật và gọi đích danh tôi lên dù mới chỉ nhận câu hỏi, chưa kịp làm bài. Ông ấy không nói năng gì, ký ngay vào sổ điểm 5, còn tôi thì ra về trước sự ngỡ ngàng và thán phục của các nghiên cứu sinh từ nhiều nước có mặt tại phòng thi hôm ấy.

Quả thật là long đong! Nhưng dù sao cũng tới một cái kết có hậu vì đã may mắn gặp được một bậc thầy theo đúng nghĩa.

3- Lạm bàn về hố đen

Vì sao trong “Câu châm ngôn gửi bạn đọc trước thềm năm mới”, tác giả lại viết: “Con đường mới của vật lý học (CĐM) – chính là chiếc đồng hồ chỉ thời gian đó của nhân loại!”? Điều này thật ra ngụ ý rằng việc tiếp nhận được CĐM nhanh hay chậm thể hiện tốc độ tiến triển của nền văn minh nhân loại.

Nhưng ta đã biết, mọi đồng hồ chỉ thời gian đều phụ thuộc vào hấp dẫn, mà hấp dẫn lại là nguyên nhân gây nên tình ì (quán tính) của vạn vật. Tức là tính ì của nhân loại sẽ là yếu tố cản trở nhịp chạy của chiếc đồng hồ “Con đường mới của vật lý học”. Nếu hấp dẫn mạnh tới mức như ở chân trời sự kiện của hố đen thì mọi đồng hồ đều dừng lại – có phải chăng đây chính là thời khắc hiện nay của nhân loại? Tuy nhiên, muốn cho đồng hồ lại chạy được chỉ có duy nhất một cách là khiến hố đen nổ tung, nhưng nếu muốn hố đen nổ tung thì cũng chỉ có một cách duy nhất là làm cho nó “đen” tiếp tới mức độ tới hạn vốn rất khủng khiếp để trở thành quasar (hãy xem bài Sự tiến hoá của hố đen và động lực học của vũ trụ vô cùng, vô tận), về thực chất là “lấy độc trị độc”. Nói cách khác, phải làm sao cho sự “tăm tối” của nhân loại được phát tiết hết thì thời khắc đó mới đến được?

Đó âu cũng là phương pháp luận để “Con đường mới” này đến được với nền văn minh đang đắm chìm trong tối tăm mù mịt – một hố đen theo đúng nghĩa đen?

4- Đứng ở đâu?

Trong một lần chuyện trò với một giáo sư có uy tín, chỉ tiếc không phải về ngành vật lý lý thuyết, ông ta tỏ ý thán phục và buột mồm nói: “Nếu những chuyện này là có thật thì anh quả là một người vĩ đại!”. Tôi cười và bảo: Newton từng nói “Vì tôi đứng trên vai những người khổng lồ (vĩ đại)”, tuy nhiên, với tôi, tự thấy mình quá nhỏ bé chỉ như “con chấy”, nên dẫu có học theo Newton thì vẫn không thể nhìn xa hơn người khổng lồ được, vì vậy, xin được mạn phép đứng lên đầu ông ta vậy!

Một người đã làm được một việc cứ cho là vĩ đại đi thì chưa chắc anh ta đã là người vĩ đại mà có thể chỉ là vì anh ta biết đứng… trên đầu những người vĩ đại!

5-CÂU CHÂM NGÔN GỬI BẠN ĐỌC TRƯỚC THỀM NĂM MỚI 2016:

1 – VẬT LÝ (hiện đại) – là thứ mà có đánh VẬT… cũng không bao giờ thấy được cái… của nó!

2 – Muốn đi xa hơn, việc đầu tiên cần phải làm là… ngoái nhìn lại phía sau, bởi nếu không nhìn lại sẽ mất… phương hướng. Nhưng nếu lúc nào cũng nhìn lại phía sau thì có khác gì… đi giật lùi? Vì vậy, cần phải có thái độ dứt khoát với quá khứ để làm điểm tựa, kỳ vọng rõ ràng với tương lai để có mục đích; và một khi đã có cả hai thì những gì còn lại chỉ là thời gian thôi.

“Con đường mới của vật lý học” – chính là chiếc đồng hồ chỉ thời gian đó của nhân loại!

6-CHÚT BĂN KHOĂN GỬI BẠN ĐỌC TRƯỚC THỀM NĂM MỚI 2018

Nhìn vào một khu vườn, nếu thấy chỉ có một loại cây thì hiểu ngay loại cây đó chắc chắn phải hữu ích, còn nếu thấy cây, cỏ dại mọc đầy thì đó hẳn là loại cây chẳng ra gì!
Trông… cây mà nghĩ đến… người! Hãy nhìn vào vật lý hiện đại suốt 100 năm nay mà xem, ngoài thuyết tương đối và vật lý lượng tử vốn dĩ “ông chẳng bà chuộc”, còn vô số các lý thuyết khác đua nhau nở rộ: Lý thuyết dây, lý thuyết màng, lý thuyết đa vũ trụ, hấp dẫn lượng tử vòng, hàng chục lý thuyết ether, v.v.. và v.v.. – chỉ bấy nhiêu thôi đã cho thấy cái đang có thật sự chẳng ra gì!?

========================================================================

Góc cho người yêu thơ (clik vào tên bài thơ để tải bài đầy đủ)

1- Cảm tưởng đọc cuốn sách: “Thiên văn hấp dẫn” (Увлекательная Астрономия)

Ta muốn thét vỡ không gian
Muốn gầm vang Trái đất
Muốn cả thiên hà nắm gọn trong tay ta
Muốn mỗi linh hồn là một ánh sao xa
Để thắp sáng nửa phần kia Vũ trụ.

…….

Kiev, 1973

2- Tên em Na-u-ca (Наука)

Chỉ vì một vần thơ
Suốt bốn mùa trăn trở
Chỉ vì đôi mắt em
Tim anh không còn nữa
…….

Kiev, 1976

3- Giấc chiêm bao… 60 năm cuộc đời

……..
60 năm, vừa khép kín một cung tròn
Hội đủ can, chi – vòng xoay trời đất.
Ta chỉ hận sao một mình tỉnh giấc
Cả thiên hạ vẫn say(4), chìm đắm mãi u mê?
……..

Hà Nội, 2012